SOL DREAM EDUCATION TUYỂN SINH 2022
google.comfacebook.comInstagramyoutube.com

SOL DREAM EDUDCATION

VUN ĐẮP TRI THỨC, TIẾP BƯỚC ƯỚC MƠ, VỮNG CHẮC TƯƠNG LAI

Hotline: 0364648282 (Hỗ trợ tư vấn)

Email: soldream.edu@gmail.com

Lộ trình học tiếng Anh Giao tiếp từ cơ bản đến nâng cao

     

    Lộ trình học tiếng Anh Giao tiếp từ cơ bản đến nâng cao

    Lộ trình học tiếng Anh Giao tiếp từ cơ bản đến nâng cao là bài viết tổng hợp tất cả các bước từ cơ bản tới nâng cao, giúp bạn có thể dễ dàng chinh phục Anh ngữ trong tầm kiểm soát. Ngoài ra, bài viết còn cung cấp các lỗi thường gặp của đa số người Việt học tiếng Anh nhằm giúp bạn tránh gặp phải. Cùng theo dõi chi tiết bài viết ngay sau đây!

    1. Lộ trình học tiếng Anh giao tiếp cho người mới bắt đầu

    1.1. Bắt đầu với phiên âm và phát âm

    Khi bàn đến việc bắt đầu một lộ trình học tiếng Anh giao tiếp thông thường, nhiều người thường nghĩ ngay đến việc học ngữ pháp cơ bản và các từ vựng quen thuộc, phổ biến. Đây là một hướng hợp lý. Tuy nhiên, cũng có một chiến lược khác cũng hiệu quả không kém, đó chính là bắt đầu từ bảng phiên âm tiếng Anh và các quy tắc phát âm trong tiếng Anh.

    Đây là phương pháp mà người mới bắt đầu học tiếng Anh nên lựa chọn vì nhiều lý do:

    • Khi ta xây dựng được nền tảng phát âm tốt, lúc học từ mới ta sẽ dễ dàng sử dụng từ điển để tra phát âm của từ, đọc phiên âm và phát âm theo thật chính xác.
    • Có nền tảng phát âm vững và phát âm chuẩn cũng giúp chúng ta dễ dàng nghe, nhận diện và hiểu nghĩa những từ mà người đối diện sử dụng. Rất hiếm có ai phát âm chính xác một từ nhưng lại không nhận diện được từ đó khi người đối diện cũng sử dụng và phát âm đúng hoặc gần đúng. 
    • Cuối cùng, việc có nền tảng vững vàng về phát âm cũng rất quan trọng. Hãy tưởng tượng, bạn sử dụng thành thục và chính xác ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh giao tiếp nhưng lại phát âm sai rất nhiều. Trong trường hợp này, liệu người nghe có thể hiểu được bao nhiêu phần trăm thông điệp bạn muốn truyền tải và việc giao tiếp của bạn có thể được thực hiện thành công?

    Chắc hẳn, những luận điểm trên đã phần nào chứng minh được vì sao bạn nên lựa chọn chiến lược học giao tiếp tiếng Anh bắt đầu từ phát âm. 

    Phân biệt bảng chữ cái tiếng Anh và bảng phiên âm tiếng Anh quốc tế

    1.2. Luyện ngữ pháp tiếng Anh cơ bản

    Khi mới học giao tiếp tiếng Anh, bạn hãy bắt đầu với những điểm ngữ pháp cơ bản mà quan trọng, mang tính nền tảng và sử dụng nhiều trong giao tiếp.

    Một số điểm ngữ pháp cơ bản nhưng đóng vai trò chủ chốt khi giao tiếp bằng tiếng Anh: 

    • Các từ loại cơ bản trong tiếng Anh
    • Cấu trúc cơ bản của một câu đơn
    • Các thì tiếng Anh (Hiện tại/Quá khứ/Tương lai Đơn, Hiện tại/Quá khứ/Tương lai Tiếp diễn, Hiện tại/Quá khứ/Tương lai Hoàn thành; có thể lược bớt các thì Hiện tại/Quá khứ/Tương lai Hoàn thành Tiếp diễn). 
    • Cấu trúc be going to
    • Cấu trúc của câu phức đơn giản
    • Các liên từ cơ bản và thông dụng: liên từ thời gian (before, after, v.v.), liên từ nguyên nhân- kết quả (so, because, v.v.), v.v.

    1.3. Xây dựng nền tảng từ vựng với các chủ đề thường gặp

    Một lưu ý nữa dành cho những người mới bắt đầu lộ trình học tiếng Anh giao tiếp đó chính là đừng bỏ qua từ vựng quen thuộc và phổ biến nhất. Vì những từ này vốn được sử dụng nhiều nên tỉ lệ bạn gặp và cần dùng đến chúng khi giao tiếp là rất cao. 

    Đồng thời, khi gặp lại những từ mình đã biết, thay vì chủ quan và lướt qua, bạn hãy kiểm tra lại xem mình đã phát âm và sử dụng các từ vựng này chính xác chưa nhé

    Bạn cũng có thể học từ vựng thuộc những chủ đề mà bản thân yêu thích hoặc thường gặp trong đời sống hay công việc. Tuy nhiên, nếu những chủ đề đó bao gồm nhiều từ vựng học thuật, có độ khó cao, bạn hãy bắt đầu với những từ ngắn, dễ nhớ và có cách sử dụng đơn giản nhất nhé. Đồng thời, bạn cũng nên cân đối số lượng từ vựng mỗi lần học để tránh quá tải và đảm bảo hiệu quả học và áp dụng từ bạn nhé.

    1.4. Luyện nghe những bài hội thoại cơ bản

    Một phương pháp nữa mà những người mới học Anh văn giao tiếp nên áp dụng chính là luyện nghe những bài nghe độc thoại cơ bản và sau đó là nghe những đoạn hội thoại cơ bản. 

    Trước hết, những bài nghe độc thoại giúp chúng ta làm quen với tiếng Anh, luyện nghe, học từ vựng, ngữ pháp và cách chúng được sử dụng trong thực tế. Sau khi luyện nghe độc thoại và dần làm quen với việc nghe-hiểu tiếng Anh, chúng ta có thể tiến tới việc luyện nghe các đoạn đối thoại. 

    Phương pháp này giúp chúng ta luyện nghe, học thêm từ vựng mới và nắm những cấu trúc ngữ pháp và cách diễn đạt được sử dụng trong từng tình huống giao tiếp cụ thể, cách phản xạ và tương tác với nhau khi giao tiếp tiếng Anh, v.v.

    Một số nguồn luyện nghe với các bài nghe độc thoại và đối thoại cơ bản, phù hợp với người mới bắt đầu:

    • Kênh Youtube English Easy Practice: có phần lời thoại trên màn hình; phù hợp với trình độ mới bắt đầu và trung cấp; có rất nhiều chủ đề đa dạng
    • Kênh Youtube Easy English: có phần lời thoại trên màn hình; phù hợp với trình độ mới bắt đầu và trung cấp; có rất nhiều chủ đề đa dạng
    • Kênh Youtube English Panda: có phần lời thoại trên màn hình; phù hợp với trình độ mới bắt đầu và trung cấp; có tương đối nhiều chủ đề và nhiều bài nghe theo chủ đề ngữ pháp
    • Trang podcast Podcast in English: dành cho nhiều trình độ từ mới bắt đầu đến trình độ trung cấp trở lên; có nhiều chủ đề đa dạng về cuộc sống và các chuyên ngành; có bài tập từ vựng sau mỗi bài nghe
    • Trang podcast Elementary Podcasts: do Hội đồng Anh ở Mỹ phát triển; có nhiều bài nghe đa dạng về trình độ và chủ đề

    2. Lộ trình học tiếng Anh giao tiếp cho người trung cấp

    2.1. Mở rộng vốn từ vựng các chủ đề khác

    Trong giai đoạn này, bạn đã có thể mở rộng phạm vi từ vựng mà mình sẽ học sang các chủ đề mà bạn quan tâm hoặc tiếp xúc nhiều trong đời sống và công việc. Bạn không cần chỉ tập trung vào các từ vựng cơ bản, quen thuộc và phổ biến nữa. 

    Tuy nhiên, dù ở cấp độ năng lực nào, bạn cũng đừng quên học từ vựng cần đi kèm với luyện phát âm chính xác, tìm hiểu cách sử dụng từ cho đúng và luyện tập áp dụng từ ngay sau khi học bạn nhé. 

    Một số bài học về từ vựng bạn có thể tham khảo trong giai đoạn này:

    2.2. Luyện nghe tiếng Anh với các bài nghe ở những chủ đề mới lạ hơn và độ khó cao hơn

    Trong giai đoạn này của lộ trình học tiếng Anh giao tiếp, chúng ta có thể tiếp tục luyện nghe ở các nguồn bài nghe dành cho trình độ mới bắt đầu và trung cấp được nhắc đến ở mục 1.4.

    Ngoài ra, ta có thể bắt đầu luyện tập nghe bằng một số loại “bài” nghe khác như vlog (có kèm phụ đề), phim, v.v. và một số nguồn bài nghe với format tương tự như trong mục 1.4. nhưng mức độ thử thách cao hơn. Một số nguồn cho bạn tham khảo:

    • Kênh Youtube PodEnglish: nhiều video dạng vlog về đời sống (tốc độ nói trung bình và phát âm tương đối rõ; có phụ đề Anh).
    • Web học tiếng Anh qua phim StudyMovie: có phụ đề song ngữ Việt-Anh; có các chức năng thông minh như giảm tốc độ video, tua đi tua lại theo giây, v.v.
    • Trang podcast Better@English: có các đoạn hội thoại sát với thực tế; chủ đề gần gũi với cuộc sống; phù hợp với trình độ trung cấp trở lên.
    • Trang podcast Business English Pod: cung cấp một loạt bài nghe liên quan đến các tình huống trong kinh doanh; phù hợp với trình độ trung cấp trở lên.
    • Trang podcast Voice of America Learning English: cung cấp các podcast tin tức tiếng Anh; phù hợp với trình độ trung cấp trở lên.

    2.3. Luyện nói về những chủ đề cơ bản

    Trong giai đoạn này, bạn cần tăng cường luyện nói các chủ đề cơ bản như:

    • Sinh hoạt hằng ngày, thói quen, lối sống
    • Sở thích
    • Các mối quan hệ gia đình, bạn bè, tình cảm, công việc, v.v.

    Khi luyện nói, bạn nên luyện tập đủ 2 hình thức:

    • Độc thoại (trả lời các câu hỏi với sự đào sâu, phát triển ý thêm thay vì chỉ nói một câu rồi thôi; trả lời các câu hỏi yêu cầu những câu trả lời dài; thuyết trình ngắn; v.v.)
    • Đối thoại (có thể rủ bạn bè/ người thân/ đồng nghiệp/… cùng có mục tiêu cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cùng tham gia.

    Bạn có thể tham khảo các bài viết Những câu giao tiếp tiếng Anh cơ bản để có thể tự tin phản xạ giao tiếp các trường hợp phổ biến trong đời sống

    3. Lộ trình học tiếng Anh giao tiếp giai đoạn nâng cao

    3.1. Luyện giao tiếp tiếng Anh với người bản ngữ

    Đây là giai đoạn bạn cần mạnh dạn hơn và bắt đầu luyện giao tiếp với người bản ngữ.

    Để giao tiếp với người bản ngữ, bạn có thể đăng ký tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh, các hoạt động cộng đồng, v.v. có người bản ngữ tham gia. Bạn cũng có thể tham khảo các Khóa học tiếng Anh giao tiếp tại TalkFirst với đội ngũ giáo viên bản ngữ có chuyên môn cao. 

    3.2. Cải thiện ngữ điệu khi giao tiếp tiếng Anh

    Nếu như ở giai đoạn/ trình độ mới bắt đầu và trung cấp ta tập trung vào việc xây dựng nền tảng phát âm vững vàng bằng việc “nằm lòng” bảng phiên âm tiếng Anh hay đảm bảo phát âm chính xác các từ vựng thì ở giai đoạn/ trình độ này, ta cần tập trung vào ngữ điệu sao cho lên xuống trong câu thật tự nhiên và có chủ đích để có thể thu hút người nghe và dùng ngữ điệu để nhấn mạnh hay truyền tải thêm thông tin, giúp cho việc giao tiếp càng hiệu quả hơn. 

    Bạn có thể luyện ngữ điệu bằng cách đọc các giáo trình tiếng Anh giao tiếp hoặc xem các bài giảng về các quy tắc ngữ điệu trong các loại câu hỏi, trong câu khẳng/ phủ định, v.v. Một số nguồn bạn có thể tham khảo: 

    • Bộ sách English Pronunciation in Use  – Cambridge: Những bài về ngữ điệu trải dài trong 3 cuốn tương ứng với ba trình độ: Elementary – Sơ cấp, Intermediate – Trung cấp và Advanced – Cao cấp. Nếu bạn chỉ muốn tập trung vào các bài về ngữ điệu, hãy tập trung vào phần C và D của mỗi cuốn sách. 
    • Kênh Youtube English with Jennifer: Với hơn 1,5tr lượt đăng ký, đây là kênh học tiếng Anh nói chung và phát âm nói riêng được nhiều người tin tưởng. Bạn có thể tìm từ khóa Learn Intonation Patterns with Jennifer để tìm kiếm series bài giảng về ngữ điệu của cô nhé. 

    Sau khi nắm các nguyên tắc này, bạn có thể luyện tập thêm bằng cách nghe podcast, các đoạn hội thoại, xem phim, v.v. rồi phân tích ngữ điệu của nhân vật bắt chước theo. 

    3.3. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh nâng cao

    Ở giai đoạn rèn luyện kỹ năng giao tiếp nâng cao này, bạn cần tích cực tham gia các hoạt động nói tiếng Anh có độ thử thách cao hơn như thuyết trình, hùng biện, tranh biện, v.v.

    Những hoạt động này không chỉ giúp bạn rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh mà còn giúp bạn phát triển và cải thiện các kỹ năng mềm như tư duy logic, tư duy phản biện, phát triển và sắp xếp ý tưởng, kỹ năng lắng nghe, v.v. Điều này rất có lợi cho cuộc sống, việc học tập và công việc của bạn. 

    Tuy nhiên, những hoạt động này ở Việt Nam hiện chưa thật sự phổ biến và dễ dàng tìm kiếm hay tham gia. Một trong những giải pháp tốt nhất chính là tìm đến những khóa học tạo điều kiện cho học viên tham gia các hoạt động này. Để tìm hiểu thêm, bạn hãy tham khảo Khóa học Thuyết trình tiếng Anh duy nhất trên thị trường tại TalkFirst nhé.

    3.4. Nghe tiếng Anh với các lĩnh vực chuyên ngành

    Ở cấp độ này của lộ trình học tiếng Anh giao tiếp, ta có thể tiếp tục luyện nghe ở những nền tảng được đề xuất cho trình độ trung cấp. 

    Đồng thời, bạn rất nên tham khảo các video của TEDTalk. Đây là một nguồn bài diễn thuyết khổng lồ với nội dung rất phong phú, bổ ích thuộc mọi lĩnh vực từ cuộc sống cho đến những lĩnh vực ngành nghề cụ thể với cách diễn đạt  đa phần rất “bản ngữ”, tự nhiên cùng sự đa dạng về ‘accent’ (loại giọng tiếng Anh như Anh-Anh, Anh- Mỹ, Anh-Việt, v.v.)

    Điểm đặc biệt, các video này luôn được cập nhật phụ đề nhanh chóng, chuẩn xác và ở rất nhiều ngôn ngữ trong đó chắc chắn có tiếng Anh và đa phần sẽ có tiếng Việt. Đây là một nguồn bài luyện sẽ rất phù hợp và hữu ích cho người học Anh văn giao tiếp ở giai đoạn nâng cao.

    Bạn có thể tìm một số ứng dụng học tiếng Anh giao tiếp để có thể đang dạng hóa bài học cũng như phương pháp học, giúp quá trình học tiếng Anh trở nên đỡ sinh động và dễ tiếp cận hơn.

    4. Những sai lầm thường gặp khi học tiếng Anh giao tiếp

    4.1. Quá tập trung vào ngữ pháp

    Chắc hẳn đọc đến đây, bạn đang thắc mắc rằng tập trung vào ngữ pháp thì có gì sai. Tất nhiên, nếu bạn tập trung học ngữ pháp với phương pháp đúng đắn và phù hợp, bạn sẽ xây dựng được nền tảng ngữ pháp vững chắc. 

    Tuy nhiên, nếu bạn chỉ “chăm chăm” vào ngữ pháp mà bỏ quên từ vựng và phát âm thì rất có thể dần dần bạn sẽ bị “hụt” kiến thức và năng lực ở hai phần này.

    Đồng thời, việc suy nghĩ quá nhiều và phức tạp hóa ngữ pháp khi giao tiếp có thể làm giảm tốc độ phản xạ và mức độ tự nhiên trong giao tiếp của bạn. 

    4.2. Học từ vựng sai cách

    Một trong những “gạch đầu dòng” tiếp theo khi bàn về những sai lầm thường gặp khi học giao tiếp tiếng Anh đó chính là việc học từ vựng sai cách. 

    Những biểu hiện của việc học từ vựng sai cách có thể kể đến là: chỉ học mặt chữ của từ (chép ra giấy) mà không luyện phát âm từ, không tìm hiểu về cách sử dụng từ, không luyện tập áp dụng từ vựng, v.v.

    Những điều trên sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng từ nào nghe cũng hiểu nhưng lại không thể sử dụng chúng nhanh chóng và chính xác khi nói.

    4.3. Cố sử dụng những từ khó

    Một trong những vấn đề mà người học Anh văn giao tiếp hay gặp phải là cố sử dụng thật nhiều từ “lạ”, “từ khó” nhưng chưa thật sự hiểu hết về từ dẫn đến sử dụng sai cấu trúc, cái ngữ cảnh, sai kết hợp từ, thiếu tự nhiên, v.v. 

    Lời khuyên cho bạn chính là: “Đúng trước, đẹp sau!” và “Chất lượng hơn số lượng!”. 

    Trước hết bạn cần đảm bảo bản thân đã hiểu rõ và sử dụng được thành thạo những từ mình đã biết rồi sau đó hãng tập trung học thêm thật nhiều từ mới nói chung và từ “lạ”, từ “khó” hay từ “kêu” nói riêng. 

    Đồng thời, việc học từ “lạ”, từ “khó” thường rơi vào trường hợp là người học đã nắm (những) từ quen thuộc của một nghĩa và giờ muốn tìm những từ “lạ” hơn, “kêu” hơn có cùng nghĩa. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng sự “đồng nghĩa” này chỉ có tính tương đối và dù “đồng nghĩa” nhưng rất có thể trường hợp và cách sử dụng của chúng lại khác nhau. Chính vì vậy, bạn rất cần tìm hiểu kỹ. 

    Sau cùng, như đã nói ở trên: “Chất lượng hơn số lượng!”, khi học từ mới, bạn hãy chú trọng vào việc mức độ sử dụng chính xác và thành thạo mỗi từ, thay vì số lượng từ học được.  

    4.4. Không tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh thường xuyên

    Một lý do nữa khiến bạn học tiếng Anh giao tiếp mãi không tiến bộ đó chính là không tự tạo điều kiện để bản thân có thể giao tiếp tiếng Anh thường xuyên. 

    Học cái gì cũng vậy. Lý thuyết phải đi kèm với thực hành và thực hành phải thường xuyên thì mới có thể tiến bộ được. 

    Chính vì thế bạn nên cố gắng tạo môi trường để bản thân luyện giao tiếp tiếng Anh thường xuyên bằng các cách như lập nhóm nói tiếng Anh, tham gia câu lạc bộ, tham gia các khóa học Anh văn giao tiếp. 

    4.5. Ngại nói tiếng Anh khi mới bắt đầu

    Một trong những trở ngại khác và cũng là trở ngại lớn nhất trên con đường học Anh văn giao tiếp chính là ngại nói, ngại sai, đặc biệt là trong giai đoạn mới bắt đầu. 

    Để vượt qua trở ngại này, chúng ta cần tự nhủ với bản thân rằng nếu không dũng cảm thực hành, mắc lỗi, sửa lỗi và học từ chính những lỗi sai đó thì chúng ta sẽ không thể có bất kỳ bước tiến nào trong việc học Anh văn giao tiếp. Chúng ta sẽ mãi dậm chân tại chỗ và không bao giờ đạt được mục tiêu của mình. Vì vậy hãy mạnh dạn nói tiếng Anh và nỗ lực hết sức bạn nhé. 

    Chỉ cần bạn học theo lộ trình học tiếng Anh giao tiếp từ cơ bản tới nâng cao trên, soldream tin rằng bạn sẽ nhanh chóng nâng cao kĩ năng giao tiếp tiếng Anh nhanh chóng. Đừng quên ghé thăm soldream mỗi ngày để học thêm thật nhiều kiến thức tiếng Anh nhé, chúc bạn học tốt!

    Tiếng anh giao tiếp khác

    120+ Thuật ngữ Kế toán tiếng Anh chuyên ngành thông dụng

    120+ Thuật ngữ Kế toán tiếng Anh chuyên ngành thông dụng

    Tiếp nối chuỗi bài tiếng Anh chuyên ngành Kế toán, hôm nay, TalkFirst gửi đến các bạn bài viết 120+ Thuật ngữ Kế toán tiếng Anh chuyên ngành mà bạn cần biết....

    Giá:

    Copyrights © 2019 SOL DREAM EDUDCATION. All rights reserved.
    Hotline: 0364648282
    Chỉ đường Zalo Zalo: 0364648282 SMS: 0364648282